Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 100.000Đ
8:00-22:00
[Học Guitar Cơ Bản] Cơ bản về hợp âm
[Học Guitar Cơ Bản] Cơ bản về hợp âm

Ở bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho các bạn sơ lược về hợp âm. Nó là một trong những thứ mà các bạn sẽ gặp trong suốt hành trình chơi nhạc của các bạn. Và nó cũng là một phần kiến thức không thể thiếu nếu các bạn muốn học chơi các loại nhạc cụ. Hiểu cơ bản về hợp âm sẽ giúp các bạn dễ dàng tiếp cận hơn trong khoảng thời gian đầu học nhạc.

Hợp âm là gì?

Hợp âm là gì?

Trong âm nhạc , hợp âm guitar là một tập hợp các nốt nhạc được chơi trên cây đàn guitar . Các nốt của hợp âm thường được chơi đồng thời, nhưng cũng có thể được chơi tuần tự trong một hợp âm đứt quãng(arpeggio). Việc tạo ra các hợp âm guitar phụ thuộc vào việc điều chỉnh dây đàn guitar. Thông thường đàn guitar sẽ được tune dây chuẩn theo guitar cổ điển Tây Ban Nha. Cụ thể là EADGBE(từ dây Mì dày nhất đến dây Mí mỏng nhất). Nhưng cũng có những bài cần tune dây không theo chuẩn đó, tùy theo ý đồ viết nhạc của tác giả.

Ví dụ, bài “My heart will go on” do Sungha Jung chuyển soạn sẽ có bộ tune là DADGAD(capo ngăn 3)…

Cùng một thế bấm nhưng với hai bộ tune khác nhau sẽ tạo ra hai hợp âm khác nhau nhé các bạn.

Các loại hợp âm cơ bản

Hợp âm cơ bản
11 hợp âm guitar cơ bản

Hợp âm cơ bản sẽ chia làm ba loại chính: hợp âm trưởng, hợp âm thứ, và hợp âm 7.

Hợp âm trưởng

Nếu các bạn nghe các bài hát thị trường hiện nay, các bạn sẽ để ý thấy rằng các bộ hợp âm trưởng thường được sử dụng cho những bài hát có giai điệu có một cái gì đó rất tươi, vui (thường chứ ko phải là tất cả nhé). Tuy nhiên, vẫn có những bài hát mà giai điệu của nó làm ta liên tưởng đến những gì đó hơi man mác buồn, nhưng tại sao vẫn sử dụng hợp âm trưởng? Thì về điều này, với kiến thức hạn hẹp của tôi, tôi chỉ có thể nói là do ý nghĩa thật sự của bài hát.

Tên của hợp âm trưởng được viết tắt bằng chữ cái La-tinh in hoa. Ví dụ: C là hợp âm Đô trưởng, D là hợp âm Rê trưởng, E là hợp âm Mi trưởng,…

Hợp âm thứ

Ngược lại, các bộ hợp âm thứ thường được sử dụng cho những bài có giai điệu hơi man mác buồn, hoài niệm. Tên của hợp âm thứ được viết tắt bằng chữ cái La-tinh kèm thêm chữ m nhỏ. Ví dụ: Dm là hợp âm Rê thứ, Em là hợp âm Mi thứ, Fm là hợp âm Fa thứ,…

Hợp âm 7

Hợp âm 7 là hợp âm có xu hướng hút về hợp âm chủ của một bài hát. Thường được sử dụng để tạo hiệu ứng lôi cuốn cảm xúc của người nghe.

Tên của hợp âm 7 được viết tắt bằng chữ cái La-tinh kèm thêm số 7. Ví dụ: D7 là hợp âm Rê bảy, E7 là hợp âm Mi bảy, F7 là hợp âm Fa bảy,…

Ngoài ra, nếu xét theo cách bấm hợp âm trên đàn guitar thì hợp âm chia làm hai loại là hợp âm thế tay mở(open chords) và hợp âm chặn(barre chords). Hợp âm mở thường là ở thế tay thứ nhất trong khi hợp âm chặn thường có khuynh hướng ở những thế tay trên cao của đàn guitar. Các hợp âm chặn luôn là ác mộng đối với những người mới học guitar. Các mẹo để chinh phục hợp âm chặn mình sẽ đề cập trong một bài viết khác. Các bạn chú ý theo dõi blog của mình nhé.

Hợp âm của một bài hát

Hợp âm Silent night
Hợp âm Silent Night

Vì đây là bài cơ bản nên tôi sẽ không đề cập đến vấn đề điền hợp âm cho một bài hát ở đây. Trước mắt, các bạn có thể tìm hợp âm của một bài hát trên hợp âm chuẩntab ultimate hoặc hợp âm việt để chơi theo. Cách điền bộ hợp âm cho một bài hát tôi xin phép đề cập ở một bài viết khác. Ví dụ: Từ kiến thức bên trên các bạn sẽ biết được trong bài Silent Night chúng ta sẽ có các hợp âm: Sol trưởng(G), Rê trưởng(D), Đô trưởng(C), Mi thứ 7(Em7) và D7(Rê 7). Từ đó chúng ta có thể học cách bấm của các hợp âm và chơi theo.

Trên đây là những gì cơ bản nhất về hợp âm trên đàn guitar. Để hiểu sâu hơn các bạn có thể tìm đọc các tài liệu trên wiki hoặc đón đọc một bài viết chi tiết hơn về hợp âm của mình nhé. Mong rằng những nội dung bên trên phần nào giúp bạn dễ hình dung hơn về hợp âm và học bấm hợp âm một cách dễ dàng.

Nếu các bạn thấy bài viết hay và có ích thì cho mình xin 1 like, chia sẻ bài viết và để lại bình luận phía dưới nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé. Cảm ơn các bạn và chúc các bạn thành công! ^^

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You cannot copy content of this page