Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 100.000Đ
8:00-22:00
Các loại gỗ làm đàn guitar
Các loại gỗ làm đàn guitar

Bài này sẽ cho các bạn hiểu thêm về gỗ làm đàn guitar. Mặc dù gỗ làm đàn quyết định phần lớn chất âm của cây đàn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ cần chọn một cây đàn có gỗ xịn (hoặc gỗ nguyên miếng) là đủ. Vì phần lớn giá trị của một cây đàn lại không nằm ở Gỗ.

Ví dụ: Cùng một nguyên liệu gỗ làm đàn tiêu chuẩn all solid: Mặt sitka Spruce, hông và lưng indian Rosewood. Có cây chỉ 5 triệu, nhưng có cây lên tới 10.000 USD(Gibson J200 acoustic guitar).
Giá trị của nó còn phụ thuộc vào nhiều thứ. Như: Kỹ năng xử lý gỗ (ngâm, sấy), lắp ghép, và Finish…Tay nghề của nghệ nhân làm đàn cùng với những đồ nghề làm đàn tiêu chuẩn là thứ quyết định nhiều đến GIÁ TRỊ một cây đàn.
Nhưng trước tiên ta hãy tìm hiểu về gỗ làm đàn đã nhé:

Gỗ nguyên miếng(Solid Top) vs gỗ ép(Laminate)
Gỗ nguyên miếng(Solid Top) vs gỗ ép(Laminate)

Gỗ nguyên miếng (solid wood) và gỗ ép (laminate wood)

Gần đây tôi đã thấy nhiều người mua đàn guitar và câu hỏi đầu tiên là “Gỗ miếng hay gỗ ép?” Đối với gỗ miếng, người ta thường nghĩ rằng đàn sẽ ĐẮT và TỐT hơn. Tuy nhiên, trước khi tôi giải thích khái niệm gỗ MIẾNG, hãy nhớ rằng không phải tất cả các loại gỗ miếng đều tốt. Gỗ miếng là loại gỗ thịt nguyên miếng được sử dụng cho nhiều đồ vật, từ ghế đến cột nhà và đàn guitar. Tuy nhiên, không phải cây đàn guitar nào được làm bằng gỗ miếng cũng tốt.

Ví dụ: Dưới đây là 1 cây đàn làm hoàn toàn bằng gỗ THỊT ( All solid wood) nguyên miếng hẳn hoi nhé! Trị giá 320k tại xưởng Thanh Cầm. Tiếng không hay nhưng vẫn là gỗ Solid. Vì vậy các bạn hãy bỏ ngay cái khái niệm cứ Gỗ Thịt nguyên miếng(solid wood) là XỊN đi nhé! Hãy tham khảo và lựa chọn thêm dựa trên các yếu tố như: Kỹ thuật gia công, thương hiệu… và đơn giản nữa là sự bảo hành từ cửa hàng.

Đàn gỗ nguyên miếng
Guitar gỗ nguyên miếng 320k

Gỗ Solid

Gỗ solid loại tốt để làm đàn Guitar thường là gỗ tự nhiên, được xẻ trực tiếp từ cây gỗ tự nhiên nhưng phải được lựa chọn đúng một phần trong cây gỗ đó(thường là ở gốc) và phải qua các khâu chế biến đặc biệt mới đủ tiêu chuẩn dùng làm đàn Guitar.
Có 1 điểm mà bạn cần lưu ý là rất nhiều xưởng đàn ở Việt Nam quá lạm dụng từ “gỗ miếng” để quảng cáo – trong khi họ thường sử dụng loại gỗ nguyên miếng (solid) nhưng là loại KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN:

– Gỗ thịt nhưng ở những phần ngọn, thớ gỗ có nhiều “sẹo”, vân gỗ thưa, không đều
– Gỗ không qua xử lý (gỗ non): Do không có thời gian xử lý gỗ nên các xưởng đàn hay sử dụng gỗ tươi, xẻ luôn ra làm đàn => bên trong thớ gỗ còn có quá nhiều hạt nước ẩm, khiến âm thanh bị bì, sử dụng một thời gian sẽ bị cong vênh thùng đàn, cần đàn … => rất khó sửa.
(Nhiều người mua đàn tin theo quảng cáo xưởng đàn cứ thấy gỗ càng NẶNG càng xịn => Sai lầm ! Vì nhiều loại gỗ vẫn tươi thớ nhiều nước nặng trịch – Tiếng bì và dễ cong vênh: Khoảng vài chục năm mới vỡ tiếng)

– Gỗ vụn: Thậm chí nhiều cửa hàng đàn quảng cáo gỗ thịt nhưng là loại gỗ miếng vụn: một mặt đàn sử dụng tới 4-6 miếng gỗ nhỏ gép lại. Bạn có thể biết được khi nhìn kỹ lớp vân gỗ.

Gỗ ép

Gỗ ép(Laminate wood): Là loại gỗ có 2 lớp, 3 lớp bên ngoài là những lớp gỗ thịt rất mỏng dán vào, và lớp giữa là lớp gỗ công nghiệp.
Nhiều người cứ mặc định nghĩ là Gỗ Ép (laminate) là gỗ KÉM CHẤT LƯỢNG – Điều này KHÔNG ĐÚNG. Rất nhiều cây đàn xịn của hãng Gibson, Fender, Takamine sử dụng chất liệu Laminater và vẫn được bán với giá khá cao – và dĩ nhiên là chất lượng âm thanh đem lại không tồi. Ví dụ với một số chức năng như làm hông và lưng đàn thì gỗ Laminate có được những ưu điểm tốt hơn nguyên liệu gỗ Solid.
Trên thế giới cũng đã có nhiều chủ đề so sánh giữa Gỗ Solid và Gỗ Ép (laminate), các bạn có thể tham khảo ở đây:
solid wood versus laminate
Acoustic guitars – laminated wood versus solid wood
Những trang này đưa ra những nhận xét, so sánh từ thực tế sử dụng giữa Gỗ miếng (solid) với gỗ ép (Laminate) , họ đã đưa đưa ra vài dẫn chứng rằng đôi khi cây đàn hoàn toàn gỗ miếng (all solid) đem lại hiệu quả không cao bằng cây đàn có sử dụng gỗ ép (Laminate) ở một số chỗ cần thiết.

Bởi vậy tôi tạm thời nhận xét như sau:

Gỗ Solid làm mặt đàn rất phù hợp: tạo âm thanh tốt hơn nhiều gỗ Laminate => tuy nhiên giá cả cũng đắt hơn nhiều.
Gỗ Laminate có lợi thế khi làm phần Hông và Lưng của đàn. Gỗ Laminate ít bị thay đổi bởi độ ẩm và chênh lệch nhiệt độ. Bạn có thể cầm đàn đi hội trại đốt lửa hoặc đến những nơi có độ ẩm cao mà vẫn tự tin. Nhưng nếu bạn cầm một cây All Solid ra Du Ca ngoài Bờ Hồ dưới trời nắng và về nhà điều hoà vài lần thì rất có thể sẽ có những vết tổn thương nho nhỏ trên thớ đàn => và sẽ dẫn đến rạn nứt về sau.
Và khi bạn có giới hạn về tài chính thì việc lựa chọn một cây đàn gỗ ép bạn hãy cứ yên tâm. Vì nếu là gỗ ép loại tốt và được làm cẩn thận thì chất âm đem lại cho bạn cũng ở mức trên trung bình – với bạn thế là đủ phải không?

Tóm lại

+ Gỗ miếng (solid top) Đắt hơn, âm thanh đưa ra hay hơn, nhưng sẽ phải sử dụng cẩn thận hơn. Và phải lựa chọn Gỗ miếng đúng chất lượng – nếu không thì còn tệ hơn cả gỗ ép (Laminate)

+ Gỗ ép (laminate) rẻ hơn, âm thanh không hay bằng gỗ Solid (nhưng không quá tệ), và sử dụng được năng động hơn. Với một số cấu trúc sử dụng như làm Hông, Lưng đàn thì đôi khi còn có lợi thế hơn gỗ miếng. Bởi vậy với tài chính vừa phải: việc sử dụng một cây đàn kết hợp cả gỗ ép lẫn gỗ thịt là lựa chọn không hề sai lầm. Chứ đừng chỉ ham Gỗ Thịt bạn nhé! Nên nhớ vẫn có những cây đàn Gỗ ÉP chất lượng cao giá từ 5 – 10 triệu vẫn rất xứng đáng.

Phân biệt gỗ thịt và gỗ ép

+ Trước tiên bạn nên hỏi thẳng người bán hàng về loại gỗ. Thường thì các cửa hàng không giấu điều này.
+ Có điều này bạn cần lưu ý: Phần lớn các cửa hàng ở Sài Gòn đều là gỗ nguyên miếng (chất lượng tốt hay xấu chưa cần biết nhưng vì một điều cơ bản là họ không thể làm được ra gỗ ép – trừ khi nhập – mà nhập gỗ ép loại tốt thì giá nhập về còn đắt hơn cả mấy loại gỗ thịt mà các xưởng đàn Sài Gòn đang làm)
+ Còn ngoài ra, bạn có thể dùng mắt để phân biệt loại gỗ ở mặt thùng như sau:
Hãy nhìn vào miệng lỗ, thấy có các đường kẻ dọc kéo dài từ vân gỗ mặt xuống thì đó là gỗ solid, còn không thấy đường trên mà thấy 3 lớp gỗ thì là gỗ ép.

guitar top solid wood
Mặt đàn guitar gỗ nguyên miếng
guitar top laminate
Mặt đàn guitar laminate
Phân biệt 2 mặt đàn solid và laminate
Phân biệt 2 mặt đàn solid và laminate

Với gỗ mặt lưng và hông, khi không có vết cắt ta phải làm gì? Khi đó bạn nhìn vào trong thùng đàn, xem vân gỗ bên ngoài và bên trong thùng có giống nhau ở các vị trí tương ứng không.
Nhiều loại gỗ ép cao cấp 3 lớp họ làm 2 mặt ngoài cùng khá giống nhau, nên phải xem thật kĩ.
Nếu đàn bị sơn mặt đàn và sơn cả ở các mép lỗ thoát âm thì làm thế nào? => Hãy trao đổi trực tiếp với người bán đàn, ngoài ra có thể dựa trên giá đàn.

Sưu tầm nhiều ngồn.

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You cannot copy content of this page