Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 100.000Đ
8:00-22:00
Cơ chế hoạt động của đàn guitar – Hướng dẫn cơ bản
Cơ chế hoạt động của đàn guitar – Hướng dẫn cơ bản

Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng bộ phận trên đàn guitar thùng và guitar điện cùng cơ chế hoạt động của chúng.

(Image credit: Pipat Pajongwong / EyeEm)

Để căn trồ guitar tốt hơn thì chúng ta nên tìm hiểu cách thức hoạt động của nó. Thông thường guitar có hai loại: guitar thùng và guitar điện. Cơ chế hoạt động của guitar điện hơi phức tạp một chút nhưng nó cũng không quá khó để học so với guitar thùng. Và chọn loại nào để học thì phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích cá nhân của các bạn.

Cây đàn của bạn có thể không giống hệt hai mẫu dưới đây nhưng cách hoạt động của chúng là như nhau.

Cơ chế hoạt động của guitar thùng

(Image credit: Future)
  1. DÂY ĐÀN (STRINGS): Một cây đàn guitar thùng thông thường có sáu dây được làm bằng kim loại hoặc nylon.  
  2. THÂN ĐÀN (BODY): Sự rung động của dây đàn cộng hưởng với thân đàn guitar làm cho âm thanh của dây đàn phát ra to hơn.  
  3. LỖ CỘNG HƯỞNG (SOUNDHOLE): Lỗ cộng hưởng ảnh hưởng đến chất lượng âm sắc và âm lượng của dây khi chúng được gảy.  
  4. KHOÁ ĐÀN GUITAR (MACHINEHEADS): Đây là chỗ dây đàn được gắn vào guitar.
  5. NGỰA ĐÀN (BRIDGE): Một đầu dây đàn sẽ được gắn vào đây.  
  6. CẦN ĐÀN (NECK): Nơi mà các bạn sẽ tiếp xúc nhiều nhất. Mỗi khi gảy một dây, bạn có thể ấn xuống các vị trí trên cần đàn để thay đổi cao độ của chúng.
  7. PHÍM ĐÀN (FRETS): Phím kim loại cho bạn biết vị trí đặt ngón tay cho mỗi nốt nhạc trên guitar.

Cơ chế hoạt động của guitar điện

(Image credit: Future)
  1. DÂY ĐÀN (STRINGS): Dây trên guitar điện được làm bằng kim loại.
  2. PICKUPS: Pickup trên guitar điện là nơi tạo ra âm thanh nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ.
  3. THÂN ĐÀN (BODY): Không phải tất cả nhưng hầu hết các loại guitar điện đều có body được làm bằng gỗ đặc, không rỗng như đàn thùng.   
  4. NGỰA ĐÀN (BRIDGE): Cây đàn này hơi đặc biệt một chút ở chỗ là nó có ‘cần nhún’ dùng để ‘bend’ dây nghe rất magic. Những cây đàn điện với ngựa đàn cơ bản thì không có.   
  5. BỘ ĐIỀU KHIỂN VOLUME / TONE: Cây đàn này có một núm điều chỉnh âm lượng và hai nút điều chỉnh âm sắc. Một số cây đàn còn có các nút điều khiển riêng biệt cho mỗi pickup. 
  6. BỘ PHẬN CHỌN PICKUP (PICKUP SELECTOR): Lý do có ba chiếc pickup ở cây đàn này là: mỗi pickup sẽ cho một mode âm thanh khác nhau. Bộ chọn pickup cho phép bạn thử âm thanh của từng pickup.  
  7. CỔNG RA (SOCKET OUTPUT): Đây là nơi cắm dây line để gửi tín hiệu từ đàn guitar ra amp hoặc mixer.

Trên đây là cơ chế hoạt động của hai loại đàn guitar phổ biến bậc nhất hiện nay. Nếu các bạn có bất cứ ý kiến gì hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu các bạn thấy nó hay và có ích.

Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về guitar và mở rộng kiến thức của mình? Nhấp vào đây để xem tất cả các bài viết hướng dẫn của chúng tôi.

Theo: Guitar World

Biên soạn bởi Guitar Zone

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You cannot copy content of this page